Sunday, April 20, 2014

Thiếu Tá Lữ Triệu Khanh Bộ Chỉ Huy Nha Kỹ Thuật

NHA KỸ-THUẬT
BỘ TỔNG THAM MƯU
QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA

Mục đính của người viết bài này không ngoài hoài bão cung cấp cho các cựu quân nhân và cựu nhân viên dân chính đã từng phục vụ trong các đơn vị trực thuộc Nha Kỹ Thuật / BTTM / QLVNCH hiện định cư tại Hoa Kỳ cũng như tại các quốc gia khác trên Thế giới Tự Do, một sự hiểu biết tổng quát về sự tổ chức cũng như những hoạt động đặc biệt của đơn vị này.
Vì tính cách đặc biệt về tổ chức và nhiệm vụ của Kỹ Thuật / BTTM, ngay chính những quân nhân phục vụ tại một đơn vị của Nha Kỹ Thuật / BTTM cũng không hiểu rõ về đơn vị này. Do đó, nếu có sự hiểu lầm hay một sự hiểu biết thiếu chính xác của một số đơn vị bạn cũng không phải là một điều ngạc nhiên.
Danh hiệu Nha Kỹ Thuật / BTTM chỉ là một danh hiệu " vỏ bọc " để bảo vệ những hoạt động thực sự đối với Cộng Sản cũng như đối với các đơn vị bạn khác. Nha Kỹ Thuật / BTTM chính thức là Bộ Tư Lệnh Chiến Tranh Ngoại Lệ, ngang hàng với cấp Sư đoàn Tổng Trừ bị do một cấp Thiếu Tướng làm Tư lệnh.
Nha Kỹ thuật / BTTM trải qua rất nhiều lần cải danh và thay đổi về tổ chức và nhiệm vụ, tùy theo sự biến chuyển về tình hình chính trị quốc nội cũng như tình hình quân sự trên chiến trường.
Trước khi đi sâu vào vấn đề này, kẻ viết bài này xin mạn phép trình bày sơ lược về cá nhân và sự liên hệ đối với Nha Kỹ Thuật / BTTM kể từ năm 1961 cho đến ngày chính Thức giải tán đơn vị này vào ngày 28 tháng 4 năm 1975 do khẩu lệnh của Đại tướng Tổng Tham Mưu Trưởng / QLVNCH, trước khi Đại tướng từ chức vụ Tham Mưu trưởng.
Vào cuối năm 1960, trong khi phục vụ tại một đơn vị thuộc Sư đoàn 1 Bộ Binh đồn trú tại Quảng Trị, tôi đã được lệnh cấp tốc trình diện Phủ Tổng Thống. Thật là một ngạc nhiên to lớn đối với một cấp úy nhỏ như tôi. Sau khi được đơn vị trưởng cấp sự vụ lệnh, tôi được một vị đại diện Phủ Tổng Thống từ Huế ra đón và đưa thẳng về Đà nẵng. Tại đây, tôi lại được một đơn vị khác tiếp xúc, bắt tôi thay thường phục và đưa ra phi trường đáp phi cơ Air Việt Nam về Saigon. Tại Phi trường Tân sơn nhất, tôi lại được một đơn vị khác đón và đưa về một căn nhà tại khu Tân Định, nằm trong một ngõ hẹp. Dù tôi có ý gợi chuyện trong lúc đi đường, các vị này đều có vẻ huyền bí và rất ít nói chuyện. Tại căn nhà này, tôi lại càng ngạc nhiên hơn vì lần đầu tiên tôi được gặp và giới thiệu với một số nhân viên Hoa Kỳ. Tôi không biết các vị này cả Việt lẫn Mỹ, thuộc đơn vị hay cơ quan nào. Tôi cũng chưa biết vị chỉ huy tôi là ai, quân nhân hay dân sự. Một nhân viên Hoa kỳ có vẻ ngạc nhiên về khả năng Anh văn của tôi. Tôi cho ông ta biết là tôi đã tốt nghiệp khóa 6 tháng thông dịch viên Anh ngữ tại Hội Việt Mỹ vào đầu năm 1958.
Tôi muồn nhắc đền sự việc này vì nhờ sự hiểu biết về anh văn mà tôi được giữ những chức vụ có liên quan đến việc tiếp xúc với cơ quan Tình báo Hoa Kỳ sau này. Vì nhân viên Hoa Kỳ này cho tôi biết là ngày hôm sau tôi sẽ được tham dự khóa " Tình báo đặc biệt " do các nhân viên tình báo Hoa kỳ đảm trách hướng dẫn. Người Mỹ gọi là khóa " Clandestine Operation " được huấn luyện cho các nhân viên điệp báo hoạt động tại hậu tuyến địch. Nói tóm lại đây là khóa huấn luyện gián điệp. Tôi có hỏi sau khóa này tôi sẽ làm gì nhưng không ai xác định gì cả. Họ chỉ cho biết là sau khóa huấn luyện tôi sẽ trở thành một " Case Officer " hay là " Trưởng công tác ". Tên tôi được biến thành Emile, cũng như các học viên khác Leon, Antoinne, Charles .v.v. . . Thật ra các tên tây phương này được đặt ra để giúp cho người Mỹ dễ nhớ trong khi huấn luyện cũng như khi hợp tác làm việc sau này. Ngoài các tên này, chúng tôi được gọi bằng những bí danh khác với mục đích bảo vệ lý lịch, đề phòng đối phương theo dõi trong thởi gian liên hệ với công tác tình báo. Đây chỉ là một trong những nguyên tắc căn bản của ngành điệp báo.
Sau khóa học kéo dài 4 tuần lễ, tôi được các vị huấn luyện viên Hoa Kỳ khen thưởng về sự cố gắng và thông suốt các nguyên tắc của ngành tình báo. Sau đó, tôi được trình diện đầu tiên với vị chĩ huy trực tiếp của tôi là vị Trưởng phòng 45 của Sở Khai thác Địa Hình trực thuộc Phủ Tổng Thống.
Tôi rất mừng rỡ vỉ vị chỉ huy trực tiếp của tôi là Đại Úy BÌNH tức là Đại Úy Ngô Thế Linh mà tôi đã làm dưới quyền tại Phòng III / Quân đoàn I tại Đà Nẵng vào đầu năm 1958. Sự nghiệp quân sự của tôi, giai đoạn có ý nghĩa nhất là bắt đầu khóa học tình báo đặc biệt này cho đến ngày cuối cùng của QLVNCH vào cuối tháng 4 năm 1975. Với hơn 14 năm được phục vụ tại một đơn vị đặc biệt, giữ những chức vụ tuy nhỏ nhoi nhưng được gần gũi với các cấp chỉ huy cao cấp và được sự tin tưởng của các vị này, cũng như các vị cố vấn Hoa Kỳ cao cấp, tôi đã theo dõi và chứng kiến các hoạt động của Nha Kỹ Thuật / BTTM, sự cải danh của nó, từ vị trí của một Phòng sở nhỏ trở thành một đại đơn vị có tầm mức chiến lược quan trọng.

Sự bành trường và lớn mạnh của Nha Kỹ Thuật / BTTM đều tùy thuộc và ảnh hưởng bởi các biến chuyển của tình hình chiến sự quốc nội, tình hình chính trị trên thế giới, đường lối chỉ đạo của Hoa Kỳ đối với chiến cuộc tại Việt Nam và cuối cùng là khả năng hoạt động của các đơn vị thuộc Nha Kỹ Thuật / BTTM.
Những tài liệu trình bày sau đây đều dựa theo trí nhớ của tôi. Do đó, về thời gian và không gian có thể có một vài sự sai lầm nhỏ hoặc một chút thiếu sót. Tôi nghĩ rằng dù nếu có một vài sự thiếu sót, ý nghĩa và mục đích của bài này sẽ không sai lạc và các điểm chính yếu tôi muốn nêu ra vẫn được bảo đảm.
Sở Khai thác Địa hình trực thuộc Phủ Tổng Thống, lúc bấy giờ do Cố Đại Tá Lê Quang Tung là Chỉ huy trưởng. Đơn vị này được giao phó rất nhiều công tác tình báo quan trọng, về quốc nội cũng như quốc ngoại, hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu và Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Trong các cơ cấu tình báo, Phòng 45 hay Phòng E được đặc trách hoạt động thu thập tin tức tình báo tại miền Bắc vĩ tuyến 17, với các hệ thống điệp báo nằm vùng xâm nhập từ Miền NAM hoặc từ Đệ Tam Quốc gia bạn. Tại nội bộ đơn vị, Sở Khai thác Địa Hình cũng được gọi là KHIÊM QUANG, mỗi chữ biểu hiệu cho một Phòng của đơn vị. Phòng E sau này còn được gọi là SB, viết tắt cho Sở Bắc. Kể từ năm 1960 trở đi, hoạt động điệp báo tại miền Bắc được đặc biệt chú trọng vì nhu cầu tin tức chiến lược nhằm ước tính khả năng của Cộng Sản, hầu ngăn chặn mưu đồ xâm lược của miền Bắc.
Để yểm trợ tài chính và kỹ thuật cho các công tác đặc biệt này, cơ quan Combined Studies thuộc Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Saigon được giao phó phối hợp và đảm trách. Công tác tình báo và các hoạt động đặc biệt nhằm đối tượng Cộng Sản đều do cơ quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ cố vấn và tài trợ vì vấn đề kỹ thuật phức tạp và phí tổn to lớn. Cơ quan Combined Studies cung cấp chuyên viên, tin tức tình báo căn bản, các tài liệu và vật dụng cần thiết, cũng như nhu cầu tài chính để hoàn thành công tác.
Vì bài này chỉ giới hạn về tổ chức và nhiệm vụ tổng quát của Nha Kỹ Thuật / BTTM và các tổ chức tiền thân, nên tôi sẽ không đề cập đến chi tiết các hoạt động, cách tổ chức các Toán công tác cũng như thành quả của các Toán này. Tôi mong rằng sẽ có cơ hội trình bày trong những bài kế tiếp.
Vào đầu năm 1963, Sở Khai thác Địa Hình được biến cải thành Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt, với hai đơn vị chiến đấu nòng cốt là Liên đoàn 77 và Liên đoàn 31. Đại Tá Lê Quang Tung cũng là vị Tư lệnh đầu tiên của đơn vị này. Sở Bắc vẫn tiếp tục hoạt động và duy trì sự phối hợp với cơ quan Combined Studies của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ, trong khuôn khổ tổ chức của Bộ Tư Lệnh LLDB mới thành lập. Sau cuộc chính biến và Cách mạng 1963 và Đại tá Lê quang Tung bị sát hại. Và LLĐB được chỉ huy bởi một số các vị Tướng lãnh và sau đó dời về Nha Trang. Cũng trong thời gian này, Sở Bắc cũng được cải danh là Sở Khai Thác / BTTM và tiếp tục duy trì công tác đặc biệt, tách rời khỏi Lực Lượng Đặc Biệt. Vị Chĩ huy trưởng và Giám đốc đầu tiên của đơn vị này là Đại Tá Trần văn Hổ. Ngoài việc đảm trách công tác văn phòng, liên lạc phối hợp với ban Cố Vấn Hoa Kỳ, tôi vẫn tiếp tục tổ chức các Toán với tư cách Sĩ quan Trưởng Công tác. Một thời gian sau, Đại Tá Hổ chỉ định tôi làm Chánh Văn phòng. Song song với sự cải tổ về phía Việt Nam, Bộ Tư lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam MACV thay thế cho cơ quan Cố vấn Hoa Kỳ MAAG, cũng được thành lập. MACV - SOG là viết tắt của MACV - Studies and Observations Group, nhưng chính danh là Special Operation Group, được chỉ định Cố vấn và yểm trợ cho các công tác đặc biệt.
Ngoài các Toán Tình báo dài hạn xâm nhập Miền Bắc bằng Không vận hay Hải Vận và công tác Biệt Hải tập kích đánh phá các mục tiêu thuộc miền Bắc duyên hải. Sở Khai thác lại được lệnh tổ chức các Toán thám sát ngắn hạn hoạt động tại vùng biên giới Lào Việt nằm phía Bắc vĩ tuyến 17 cho đến vĩ tuyền 20. Các Toán này được gọi là các Toán Strata, viết tắt tiếng Mỹ là Short Term Reconnaisance and Target Acquisition teams. Hai đoàn công tác chính yếu của công tác Không vận lúc bấy giờ là Đoàn 68 đảm trách các công tác dài hạn vá các công tác đặc biệt khác Đoàn 11 phụ trách các công tác ngắn hạn.
Cũng trong thời gian này, vì nhu cầu khẩn cấp của chiến trường, Sở Khai Thác được chỉ thị huấn luyện các Toán Thám Sát đặc biệt mệnh danh là Shinning Brass tại căn cứ huấn luyện Long Thành, sau này gọi là Trung tâm Huấn luyện Quyết Thắng. Sở Liên lạc / BTTM cũng được thành lập trong thời gian này để đảm trách các công tác ngoại biên Việt-Miên và Việt-Lào. Các Toán này mang danh Lôi Hổ có nhiệm vụ thám sát, phá hoại các mục tiêu trọng yếu của địch, cùng công tác chỉ điểm mục tiêu cho các phi vụ không kích hoặc đánh phá xử dụng các lực lượng khai thác (Exploitation Forces ). Vị chỉ huy trưởng đầu tiên là Đại Tá Hồ Tiêu, trước phục vụ tại Sư đoàn Nhảy Dù. Sau đó Sở Liên Lạc được tiếp tục chỉ huy bởi các vị chỉ huy trưởng thuộc Sư đoàn Nhảy Dù. Các cuộc hành quân thám sát biên giới phát triển mạnh mẽ vào các năm 1966 – 1972, đặc biệt dưới sự chỉ huy của Đại Tá Liêu quang Nghĩa. Các vị chỉ trưởng sau này là Đại tá Nguyễn văn Minh và Đại Tá Nguyễn Minh Tiến.
Sở Liên Lạc (Biệt Kích Lôi Hổ) gồm có một Bộ Chỉ Huy đồn trú tại Saigon và 3 Chiến đoàn đồn trú tại Saigon và 3 Chiến đoàn đồn trú tại các Khu vực khác nhau, thích hợp với khu vực mục tiêu hoạt động:
• Chiến đoàn I đồn trú tại Đà Nẵng
• Chiến đoàn II đồn trú tại Kontum
• Chiến đoàn II đồn trú tại Ban mê Thuột.
Song song với các chiến đoàn này, MACV-SOG cũng có những cơ sở hành quân riêng rẽ đồn trú chung cùng doanh trại với các chiến đoàn. Kế hoạch hành quân được phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ chỉ huy Hoa Kỳ và Việt Nam liên hệ. Mỗi Chiến đoàn có nhiều Liên toán và mỗi Liên toán gồm có nhiều Toán. Các Toán này được tổ chức huấn luyện và hành quân theo Kỹ thuật của Lực Lượng Đặc biệt. Sự khác biệt là các Toán của Sở Liên lạc có nhiệm vụ hoạt động ngoài biên giới lãnh thổ và ngay trong lòng địch.
Khoảng năm 1965-1966, Sở Khai Thác / BTTM lại được đổi danh là Sở Kỹ thuật và sau đó không bao lâu, Sở này được nâng lên Nha Kỹ Thuật / BTTM, chỉ huy bởi một vị Giám đốc, cho phù hợp với tổ chức mới. Lúc bấy giờ Nha Kỹ thuật gồm có các đơn vị hoạt động trọng yếu như sau :
• Sở Liên Lạc
• Đoàn 11 và Đoàn 68 ( Sở Công tác được thành lập sau này )
• Sở Không Yểm
• Sở Phòng Vệ Duyên Hải
• Trung Tâm Huấn luyện Quyết Thắng
• Sở Tâm Lý Chiến (tuy là một Sở của Bộ Chỉ huy nhưng Sở này có tầm hoạt động rộng lớn và quan trọng).
• Sở Công tác sau này được thành lập với hai Đoàn Công tác 11 và 68. Sau khi Lực lượng Đặc biệt giải tán, Nha Kỹ thuật được tăng cường sĩ quan cán bộ cũng như nhân viên Toán hành quân. Các Đoàn kế tiếp được thành lập là Đoàn 71, 72 và Đoàn 75. Thời gian đầu tiên, Bộ Chỉ huy Sở đồn trú tại Nha Trang sau đó dời ra Đà Nẳng. Các Đoàn 11, 71 và 7 đồn trú tại Đà Nẳng
Các đoàn 11, 71 và 72 đồn trú tại Đà Nẳng, Đoàn 75 tại Ban Mê Thuột. Đoàn 68 vẫn tiếp tục duy trì tại Saigon, gần Bộ Chỉ huy Nha.
Đoàn 68 được giao phó tổ chức và hướng dẫn các Toán Tình báo dài hạn tại Miền Bắc. Các Toán được xâm nhập bằng Trực thăng vận từ lãnh thổ Đệ Tam Quốc Gia hoặc Nhảy Dù vào khu vực mục tiêu tại Miền Bắc. Một số Toán hoạt động tại vùng duyên hải Đông Bắc được đặt kế hoạch xâm nhập bằng hải vận. Nhiệm vụ chính yếu của các Toán này là thiết lập căn cứ hoạt động, quan sát và thám sát các mục tiêu, báo cáo về Trung Ương để nhận chỉ thị hoạt động. Các khu vực mục tiêu trọng yếu nằm dọc theo biên giới Hoa Việt, khu vực Đông Bắc Cao Bắc Lạng, khu vực Tây Bắc, sơn La, Lai Châu, khu vực Bắc vĩ tuyến Thanh Nghệ Tĩnh Bình. Một trong những nhiệm vụ quan trọng là quan sát và báo cáo mọi chuyển quân của Bắc Việt trên các trục giao thông qua biên giới và xuống miền Nam. Các hoạt động trên bắt đầu giảm sút kể từ năm 1968.
Các Toán thám sát ngắn hạn thuộc Đoàn 11 lại được gia tăng và chú trọng hơn trong khi lực lượng chính quy Bắc Việt ồ ạt xâm nhập miền Nam qua các hành lang biên giới. Tuy vậy Đoàn 68 vẫn tiếp tục đảm trách các công tác đặc biệt khác, nhằm đánh lừa địch qua việc sử dụng các Hồi chánh viên cũng như tù binh chính quy, phối hợp với sở Tâm lý chiến.
Kể từ 1972 trở về sau, địa bàn hoạt động của các Toán thuộc Nha Kỹ Thuật / BTTM được thu hẹp lại cho thích hợp với nhu cầu chiến trường. Do đó, các Đoàn và Chiến đoàn công tác đều được tăng phái cho các Quân đoàn và thực hiện những cuộc hành quân thám sát nội biên sau hậu tuyến địch, nhằm mục đích cung cấp cho Quân đoàn những tin tức xác thực để khai thác.

Vị Chỉ huy trưởng đầu tiên của Sở Công Tác là Đại Tá Ngô thế Linh, nguyên là Phó Giám đốc Nha Kỹ Thuật / BTTM. Các vị chỉ huy kế tiếp là Đại Tá Nguyễn văn Hai và Đại Tá Ngô xuân Nghị trước phục vụ tại Sư đoàn Nhảy Dù.

Để yểm trợ cho các Toán hành quân Không vận của Sở Liên lạc và sở Công Tác. Sở Không Yểm có nhiệm vụ liên lạc với Bộ Tư lệnh Không quân, đáp ứng nhu cầu hành quân của Nha Kỹ thuật. Các nhu cầu này gồm phương tiện trực thăng xâm nhập và triệt xuất, các phi vụ thả toán xử dụng phi cơ từ C.47 đến C.123 và C. 130 do phi hành đoàn KQVN thực hiện. Các phi vụ quan sát bằn L.19 hay L.20, các phi vụ bảo trợ thả toán Skyraiders hay F.5. Các đơn vị Không quân này không trực thuộc Nha Kỹ Thuật nhưng các phi vụ đặc biệt này đều được ưu tiên thực hiện theo nhu cầu. Đặc biệt Phi Ðoàn trực thăng 219 được thường xuyên tăng phái cho Nha Kỹ Thuật / BTTM. Đơn vị này đồn trú tại Nha Trang, Những phi vụ tối ư đặc biệt và ngoài khả năng của KQVN đều do Không quân Hoa kỳ đảm trách, xuất phát từ các căn cứ trên lãnh thổ Đệ Tam Quốc Gia.
Trước năm 1964, một số phi vụ thả toán vào lãnh thổ Bắc Việt được thực hiện với các phi hành đoàn ngoại quốc do cơ quan tình báo Hoa Kỳ đảm trách và hoạch định qua hãng Air America tại Saigon. Sĩ quan liên lạc Không quân và cũng là Chỉ huy trưởng Sở Không Yểm từ năm 1961 cho đến tháng Tư năm 1975 là Đại Tá Dư Quốc Lương.
Nói về các hoạt động đặc biệt của Nha Kỹ Thuật mà không đề cập đến các công tác hải vận của đơn vị này là một thiếu sót đáng kể. Công tác Hải vận và Biệt Hải của Nha Kỹ Thuật / BTTM được giao phó cho Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Tiền thân của Sở này là căn cứ " Pacific ", trong hệ thống tổ chức của Phòng 45 thuộc Sở Khai thác Địa Hình. Sở Phòng vệ Duyên Hải được chính thức hoạt động Khoảng cuối năm 1964 và đầu 1965. Trước đó phương tiện xâm nhập các nhân viên điệp báo và các Toán tại các vùng Duyên hải Bắc Việt đều xử dụng các thuyền máy đánh cá, sửa chữa lại theo kiểu thuyền miền Bắc. Các thuyền này được đưa về Đà Nẳng để huấn luyện và thực tập về công tác xâm nhập cùng với nhân viên hay Toán hoạt động.
Sau này vì khả năng có giới hạn của các thuyền này và vì nhu cầu tốc độ và khả năng chiến đấu để bảo vệ, cơ quan Tình báo Hoa kỳ đã cung cấp cho Nha Kỹ thuật / BTTM các loại Chiến đỉnh SWIFT và NASTY, do một số thủy thủ đoàn ngoại quốc chỉ huy. Các Chiến đỉnh này có tốc dộ nhanh và được võ trang để tự vệ nếu bị Hải quân Cộng sản tấn công. Tuy vậy, các tàu này chỉ có tầm hoạt động ngắn, không qua vĩ tuyến 20. Sau này, sau khi MACV-SOG đảm trách yểm trợ NKT / BTTM, Sở Phòng vệ Duyên Hải được tăng cường các chiến đỉnh lớn PFT ( Patrol - Torpedo - Fast ) có tầm hoạt động xa, tốc độ nhanh và trang bị hỏa lực mạnh.

Các loại tàu này không những có khả năng tự vệ mà còn có khả năng đánh phá và tấn công các mục tiêu Cộng Sản nếu cần. Bộ Tư lệnh Hải Quân cũng được chỉ thị cung cấp các thủy thủ đoàn cho các chiến đỉnh này. Các hoạt động đặc biệt do Sở Phòng Vệ Duyên Hải thực hiện đều nằm trong sự kiểm soát và trách nhiệm của Nha KT / BTTM, không có liên hệ nào đối với Bộ Tư Lệnh Hải Quân và hoàn toàn được bảo mật tối đa. Các Thủy thủ đoàn này đều nằm trong Lực lượng Hải tuần trực thuộc Sở Phòng Vệ Duyên Hải. Sở này được một vị cấp Tá do BTL / HQ biệt phái chỉ huy. Vị chỉ huy trưởng đầu tiên là Thiếu Tá Ngô thế Linh (từ năm 1964 đến 1966), sau đó là Trung Tá Hồ văn Kỳ Thoại, sau này được thăng cấp Đề Đốc. Các Toán người Nhái và hoạt động được gọi là Lực Lượng Biệt Hải và thuộc Lực lượng Biệt Hải của Sở này. Các Toán này được huấn luyện và thi hành những công tác đặc biệt tương đương với các Toán SEAL ( Sea Air Land ) thuộc Lực lượng Hoa Kỳ. Toán viên Biệt Hải được huấn luyện về bơi lội, xử dụng Scuba, Nhảy Dù ngoài những kỹ thuật hành quân đặc biệt khác.
Toán có khả năng xâm nhập nhảy dù xuống các vùng mục tiêu dọc theo miền duyên hải, xử dụng bãi nhảy sát bờ biển hay cả trên mặt nước. Sau khi hoàn thành công tác, Toán có thể triệt xuất bằng cách bơi ra khỏi để được tàu tiếp đón và đưa về căn cứ ở Miền Nam. Các công tác này rất nguy hiểm nên phải được thiết kế một cách chi tiết và thận trọng.
Sau hiệp định Paris, hoạt động của Sở này bị giảm thiểu đáng kể và sau đó được tăng phái hành quân cho các Quân đoàn để thi hành một vài công tác đặc biệt tại các vùng do Cộng Sản kiểm soát tại miền NAM.
Một bộ phận hoạt động quan trọng khác trong hệ thống trách nhiệm của NKT / BTTM là Sở Tâm Lý Chiến. Tuy rằng trong thành phần tổ chức của Bộ Chỉ Huy Nha, Sở Tâm Lý Chiến là một đơn vị hoạt động không phải thuần túy tham mưu. Sở này sử dụng đa sồ chuyên viên dân sự để điều khiển các hệ thống phát thanh và các công tác chiến tranh chính trị khác nhằm yểm trợ cho cho hoặt động đặc biệt tại miền BẮC. Sở có trách nhiệm điều khiển hai hệ thống phát thanh. Đài Tiếng nói Tự Do là một hệ thống phát thanh " Xám ", tiếng nói của những người mến chuộng Tự Do chống đối hệ thống tư tưởng Cộng Sản. Một hệ thống phát thanh bí mật khác là Đài " Gươm thiêng ái quốc ", tiếng nói của Mặt trận Giải phóng Miền Bắc, nhằm hỗ trợ cho các công tác của các Toán đặc biệt nằm trong lãnh thổ Miền bắc. Ngoài công tác phát thanh, Sở TLC / NKT đã thực hiện nhiều công tác ly gián, lừa địch, sử dụng các Hồi chánh viên và Tù binh chính qui Bắc Việt.

Hai Đài phát tuyến Cồn Tre tại Quảng Trị và Thanh Lam tại Huế có tầm hoạt động rộng lớn bao gồm cả lãnh thổ Bắc Việt cho đến biên giới Hoa Việt. Phần lớn các hoạt động Tâm lý chiến và phát thanh đều được cơ quan Tình Báo Hoa Kỳ tài trợ và cố vấn về kỹ thuật. Sau này, " Đài Gươm Thiêng Ái Quốc " chấm dứt hoạt động vì tình hình chiến sự và chính trị thay đổi. Đài " Mẹ Việt Nam " được nối tiếp để duy trì công tác phát thanh của Nha Kỹ Thuật.
Đại Tá Trần văn Hổ nhậm chức Giám đốc Nha Kỹ Thuật / BTTM kể từ năm 1964 cho đến tháng 8 năm 1968. Chính trong thời kỳ này rất nhiều kế hoạch và hoạt động đặc biệt nhằm vào lãnh thổ miền Bắc được thực hiện. Sau vụ tấn công của Cộng Sản vào Tết Mậu Thân và các cuộc hòa đàm giữa Hoa Kỳ và Bắc việt tại Paris, hoạt động đặc biệt lần lần bị giảm thiểu, nhất là những công tác ngay trong lãnh thổ Bắc Việt. Các công tác này được tập trung và gia tăng tại các vùng giáp tuyến và các vùng biên giới Lào Việt, Miên Việt. Đại Tá Đoàn văn Nu được Đại tướng Tổng Tham mưu Trưởng bổ nhiệm làm Giám đốc thay thế Đại Tá Trần văn Hổ vào khoảng tháng 8 năm 1968 và tiếp tục chỉ huy Nha Kỹ Thuật cho tới ngày cuối cùng của Nha.
Trong thời kỳ này, tình hình chiến sự và chính trị thay đổi, đặc biệt nhất là đường lối của Hoa kỳ đối với chiến trường Việt Nam không còn quyết tâm như trước, do đó các công tác đặc biệt không còn được hỗ trợ mạnh mẽ như trước năm 1968. Tuy vậy, Nha Kỹ thuật / BTTM vẫn tiếp tục thực hiện nhiều thành tích đáng kể. Các Toán hoạt động tuy không phải xâm nhập vào lãnh thổ Bắc Việt hoặc sâu vào biên giới Lào Miên, được trực thăng vận ngay vào các khu vực địch kiểm soát. Các cuộc hành quân này cũng không kém phần quan trọng và còn nguy hiểm hơn nhiều. Các Toán này đã gây trở ngại và làm chậm mức xâm nhập của Cộng Sản trong mưu đồ xâm lược miền NAM Việt Nam.
Các Toán hành quân của Nha Kỹ thuật, dù thuộc một đơn vị nào cũng luôn luôn chứng tỏ tinh thần dũng cảm, đầy nhiệt huyết, xem sự chết nhẹ tựa lông hồng, chiến đấu oai hùng trong mọi nguy hiểm và hoàn cảnh khó khăn. Cuộc chiến đấu chống Cộng tuy đã chấm dứt vào cuối tháng 4 năm 1975, nhưng tinh thần của cuộc chiến và những giờ phút oai hùng đó không dễ gì phai mờ trong tâm trí cũa những Cựu Chiến Sĩ Nha Kỹ Thuật này.

Viết tại Winston-Salem, North Carolina
Cựu Quân nhân Trung Tá Lữ Triệu Khanh
Thuộc Nha Kỹ Thuật / BTTM

Thiếu Tá Nguyễn Phan Tựu / Chỉ Huy Trưởng Đoàn Công Tác 72 - Chiếc Xà Lan định mệnh B40 và những ngày cuối

Nói về lịch sử hoạt động ,nhiệm vụ của NKT (Nha Kỹ Thuật) .
Vì là cơ quan tình báo tối mật được thành lập dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm,Tôi cũng chỉ biết trong phần vụ và trách nhiệm của tôi , còn về lịch sử và hoạt động của NKT thì nhiều người biết hơn tôi và có chức vụ quan trọng hơn tôi, họ đã viết rồi,
Trong bài này tôi muốn nói sơ lược về kỷ niệm đau thương nhất cho cuộc đời binh nghiệp của riêng cá nhân tôi mà thôi.
Sau khi xuất thân khóa 11 Đồng Tiến Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức cuối năm 1960 Tôi tình nguyện qua LLĐB,L/D 77 ( Lực Lượng Đặc Biệt/Liên Đoàn 77 )Sau đó qua L/Đ 31 ( Liên Đoàn 31 ),rồi Liên Đội Quân Sát 1, nhảy toán vùng Hạ Lào, Căn Cứ xuất phát đặt tại Khe Sanh, Lao Bảo.
Toán của chúng tôi được Đ/T Trần Khắc Kinh đặt tên là toán “ba gai” vì tập trung toàn thành phần bướng bỉnh,sau đó được đổi tên lại thành ”Beo Gấm” cho có vẻ nhẹ nhàng hơn
(Toán này được Đ/T Kính sử dụng trong những công tác đặc biệt).
Tôi không thuộc thành phần ba gai (vô kỷ luât) nhưng cũng được bổ sung vào toán đặc biệt này, vì tính chất chuyên nghiệp quân sự của tôi là chuyên viên phá hoại, chuyên về đặt mìn và chất nổ, điều bắt buộc trong toán của LLĐB luôn luôn phải có những chuyên viên này.
Sau khi tham dự chiến dịch hành quân Lôi Vũ sau một thời gian nhảy toán , năm 1962
Tôi được thuyên chuyển về SB (Sở Bắc) thuộc phòng 45 của LLĐB chuyên phụ trách huấn luyện các toán Biệt kích xâm nhập miền Bắc tại các safehouse (danh từ tình báo gọi là nhà an toàn) .
Trong toán huấn luyện của chúng tôi , tôi được đổi tên với bí danh Vân,anh Trâm bí danh Hùng , Lai bí danh Lâm, Hòa bí danh Kim, Phi bí danh Thu, chúng tôi huấn luyện và thường đi theo các anh em toán khi họ xâm nhập hoặc bay khi liên lạc nhân viên  toán trong vùng .
Sau chinh biến năm 1963 vì nhu cầu chiến trường và sự bành trướng của Quân Đội ,SB chuyển đổi thành SKT ( Sở Kỹ Thuật ), năm 1974 đổi tên thành NKT và danh xưng này được giữ nguyên cho đến ngày tàn cuộc chiến.
Trực thuộc NKT còn rất nhiều Phòng ,Sở và các ĐCT ( Đoàn Công Tác ) năm  1968 ĐCT/68 được thành lập,Tôi được thuyên chuyển về ĐCT/68 từ năm 1968 đến năm 1974
Năm 1974 một biến cố bất ngờ xảy ra tại ĐCT/72 đã lấy đi mạng sống của vị CHT/ĐCT/72 và một vài Sĩ Quan trực thuộc .
Tôi được Đ/T Giám Đốc /NKT đề cử ra để nhậm chức vụ  CHT/ĐCT/72 ngày 16/04/1974, khi tôi ra nhậm chức CHT/ĐCT/72 thời gian này tinh thần anh em trong đoàn rất xuống, anh em toán viên có một số cũng ghiền sì ke mua vui sau những cuộc hành quân đầy nguy hiểm từ vùng địch trở về thành phố.
Chỉ huy một đơn vị như vậy cũng rất phức tạp, dùng kỷ luật cũng không được,cứng rắn quá cũng  không được e rằng sẽ có  biến cố như đã xảy ra với vị CHT tiền nhiệm tái diễn, điều này tôi không muốn xảy ra cho tôi nên việc chỉ huy cần sự tế nhị và uyển chuyển .
Sau khi từ từ chỉnh đốn lại hàng ngũ và lấy lại tinh thần cho đơn vị,một thời gian ngắn thì  đã gắn bó với nhau thân thiết hơn và sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu chiến trường,các cuộc hành quân đã mang lại kết quả tốt đẹp,đáng khích lệ kể từ ngày thành lập đơn vị.
Sau gần một năm gắn bó với ĐCT/72 cuộc chiến đã bị Đồng Minh bỏ rơi và ĐCT/72 cũng như dòng định mệnh nghiệt ngã đem đến cho tất cả các đơn vị QLVNCH nói chung và ĐCT/72 nói riêng .Tôi chỉ muốn viết lại ngắn gọn trong phạm vi hạn hẹp của ĐCT/72
Khoảng đầu tháng 03/1975, tôi không nhớ rõ ngày, thời điểm này chiến trường trở nên sôi động bất thường, Ban Mê Thuột thất thủ ,Cao Nguyên mất, tại Đà Nẵng tình hình cũng rất sôi động.
Ngày 24/03/1975 tôi tình cờ vào tòa Lãnh Sự Mỹ tại Đà Nẵng (nhờ vốn Anh văn sẵn có, vì tôi đã đi tu nghiệp khóa tình báo cao cấp bên Hoa Kỳ tại Baltimore Tiểu Bang Maryland năm 1971 nên sự giao thiệp không gì  trở ngại khi tiếp xúc với nhân viên Tòa Lãnh Sự).
Tôi được họ cho biết vào buổi chiều sẽ có Tàu của Phi Luật Tân được Tòa Lãnh Sự Mỹ mướn để di tản nhân viên và đồng bào và sẽ đậu tài bến Tiên Sha .Tôi liền về thông báo cho Bộ Chỉ Huy SCT.
Còn riêng ĐCT/72 tôi đã cho di tản toàn bộ trại gia binh, nhờ vậy sau này cuộc di tản tại Đà Nẵng đã bớt phần nào tổn thất cho ĐCT/72 , nếu còn để trại gia binh lại thì còn trở ngại hơn nữa.
Sáng 28/3 tôi ăn sáng tại Sơn Trà gặp người bạn cùng khóa là Th/T Long CHT/Giang Đoàn vận tải hiện đậu tại Cảng Sơn Trà được lệnh ra Đà Nẵng để chuyển quân ,anh ta có hứa với tôi khi nào có lệnh di tản thì sẽ thông báo cho ĐCT của tôi, nhưng nghiệt ngã thay cho ĐCT/72 lại đóng ở Tiên Sha chứ không ở Sơn Trà như BCH/SCT/ ,DCT/11 và ĐCT/71.
Trưa ngày 28/3/1974 tôi được Tr/T Tuan CHP Sở gọi lên họp , cho biết qua tình hình rất là nguy ngập, sau đó trở về đoàn đợi lệnh và cho tiêu hủy hồ sơ sẵn sáng tác chiến, khi ra đến cổng của BCH/SCT tôi gặp Đ/T Đáng Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I  và được Đ/T Đáng cho biết là BTL/QĐI đã mất liên lạc từ trưa ngày 28/03/1974 ( muốn biết thêm chi tiết xin tìm đọc CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI của Phó Đê Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại trang 239, sau này khi gặp lại BCH/SCT tại Cam Ranh tôi được biết Đ/T Đang đã di tản cùng với BCH/SCT )
Tại thời điểm này ĐCT/72 có 2 Bộ Chỉ Huy hành quân nhẹ và 3 toán hiện đang trong vùng địch , một BCH nhẹ tại đỉnh Đồng Đen do Th/Úy Thể và một BCH nhẹ giữ an ninh cho đài kiểm báo Panama do Đ/Úy Thục chỉ huy, vì chưa nhận được lệnh rõ ràng của Tr/T Tuấn nên tôi cũng không tự động cho lệnh rút về , tôi cho lệnh các toán hãy nằm yên đợi lệnh, sau đó tôi cho tiêu hủy hồ sơ và trang bị lương thực 7 ngày và vũ khí đầy đủ cho quân nhân của ĐCT/72 và sẵn sàng đợi lệnh của BCH/SCT.
ĐCT/72 sẵn sàng ứng chiến túc trực đợi lệnh mãi đến 8 giờ tối hoặc hơn nữa , tôi nhận được lệnh của Tr/T Tuấn trên máy truyền tin là BCH/SCT đã di tản ra khơi (bằng Giang Đoàn của Th/T Long bạn cùng khóa với tôi như đã hẹn lúc sáng).
ĐCT/72 tự túc tìm phương tiện di tản,lúc này thì đã quá trễ rồi, nếu Tr/T Tuân cho lệnh sớm hơn ½ giờ thì chúng tôi đã đi cùng với BCH/SCT rồi, sau đó tôi cho lệnh 2 Bộ Chỉ Huy nhẹ bằng mọi cách thoát thân, vì bản thân ĐCT/72 cũng đã bị rớt lại rồi.
Tôi tập trung anh em trong Đoàn lại và di chuyển về hướng Sơn Trà , thực sự ra thì cũng chẳng biết đi đâu ,để làm gì , rút về đâu, Dàn quân ra hai bên đường, đi về hướng BCH/SCT, dân chúng thì tràn ngập vào Tiên Sha ,đi được một đoạn thì thấy xe Tăng xuất hiện , tưởng xe Tăng của VC anh em toán dạt qua hai bên đường , thấy tình thế không ổn nên tôi lại quay trở lại Tiên Sha nơi BTL/HQ Vùng I.
Nơi đây tôi gặp Th/T Kiệt, Giám Đốc Hải Cảng Tiên Sha (được biết ông này là cháu của T/Thống Thiệu ),ông này bèn mượn máy truyền tin của tôi để liên lạc , may ra có Tàu nào gần đó cập bến tiếp cứu , sau một hồi đây Kilo ,đây Kilo chẳng ai trả lời cả, tất cả đều trong tình trạng tuyệt vọng, chúng tôi lại đi tiếp vào trong sân BTL thì thấy 2 chiếc trực thăng đậu sẵn tại đây, tôi có hỏi hai Phi Công trực thăng này cho di tản , thì được họ cho biết hết xăng nên phải đáp xuống đây thôi, 
Sau này không biết số phận Th/T Kiệt và 2 viên Phi Công này ra sao, thấy đã quá nửa khuya rồi, anh em ai cũng mệt mỏi , tôi cho lệnh toàn bộ ĐCT/72 trở về BCH đoàn để tử thủ , trên đường về đoàn, địch pháo kích ác liệt , đêm nay ĐCT/72 nhận được một trận pháo khủng khiếp của VC từ Nam Ô pháo sang,
Dân chúng chết đầy đường, trong số này có một tên VC bị dân chúng phát hiện là tiền sát viên nên bắt trói lại để giữa đường kêu la thảm thiết , hắn nói “tôi không phải VC đâu mà các ông bắt tôi “ dân chúng nói chính mày là tiền sát viên VC nên bị dân chúng ức quá bắt trói lại , thêm chi tiết trang 266 CAN TRƯỜNG TRONG CHIẾN BẠI,  (cấp bậc của tôi Th/T không phải Tr/T như trong sách ).
Sáng này 29/03/74 trong tình thế tuyệt vọng anh em chúng tôi tập trung lại quân số , vẫn trang bị đầy đủ và kéo xuống bến Cảng Tiên Sha , vừa để tránh pháo VC vửa để tìm đường thoát , chúng tôi vẫn hàng ngũ chỉnh tể , súng đạn đầy đủ xuống đến bến Cảng chúng tôi chia nhau xuống nấp dưới gầm cầu Tàu để tránh pháo VC và tự nhủ rằng nếu không có đường nào thoát nữa VC vào tới nơi thì mình sẽ cùng nhau tự sát và cho xác rớt xuống biển làm mồi cho cá ăn
Suốt buổi sáng VC pháo kích liên tục, đến buổi trưa thì tạm ngưng , sau khi tạm ngưng được một lúc thì như một phép nhiệm màu nào đó đã đến với ĐCT/72 đột nhiên có một chiếc sà lan có tàu kéo từ từ cập bến, không để lỡ cơ hội tôi và toàn bộ anh em trong đoàn chia nhau xuống tàu kéo và sà lan, vì lúc này chúng tôi vẫn còn trang bị đầy đủ , nên việc làm chủ tình hình cũng không khó khăn .
Tôi liên lạc với viên thuyền trưởng Tàu kéo  quốc tịch Úc (với số vốn Anh văn sẵn có  nên việc tiếp xúc cũng trở nên dễ dàng), vì có vũ khí nên nguoi` này hoàn toàn theo lệnh của tôi, lúc này thì hắn cho biết là sà lan đã quá tải phải cho bớt người xuống, nhưng giờ phút này không ai chịu xuống cả, mọi người đều bám lấy cái chết để hy vong được sống .    
Tôi cho lệnh anh em trong đoàn không cho bất cứ người dân nào lên nữa vì sợ VC trà trộn , sà lan quá tải sẽ chìm rất nguy hiểm, khi viên thuyền trưởng được chúng tôi bảo vệ an ninh và không cho người lên nữa, sau đó thuyền trưởng cho Tàu ra khỏi bến và kéo theo sà lan , trên đường rời bến thỉnh thoảng cũng có nhưng thuyền nhỏ có những cựu quân nhân mặc sắc phục chúng tôi kéo lên , có một thuyền như cái thúng trên thuyên có một người ở trần , đội mũ trên mang lon Đ/Tá lấy tay vái lia lịa , nên anh em chúng tôi cũng kéo lên được,
Trên đường suôi Nam chúng tôi ở Tàu kéo và trang bị nước đầy đủ nên không bị thiếu nước, nhưng bên sà lan tình trang khủng khiếp , may ngày trời lênh đênh trên biển không một giọt nước , với dân số trên 10.000 người trời nắng chen chúc nhau, chém giết nhau để dành nước uống,
Có một số người vô kỷ luật hãm hiếp , cướp giật, họ nổi loạn và bắn lên Tàu kéo một T.S thuốc ĐCT/72 bị trúng thương ở cổ vì đang ngồi canh gác phía sau Tàu kéo (vì anh này mới về nên tôi không nhớ tên , anh em nào trong Đoàn nhớ tên xin nhắc tôi, khi tàu đến Nha Trang phải đưa anh vào bệnh viện ) phía dân chúng trên sà lan họ đòi Tàu kéo phải dừng lại để xin nước, tôi có nói với Thuyền Trưởng rằng nếu dừng lại bây giờ rất nguy hiểm , dân họ mà leo lên được , sẽ chìm Tảu giữa biên , viên Thuyền Trưởng tiếp tục cho tàu suôi Nam ,
Sau 3 ngày đêm thì chúng tôi về đến Nha Trang , Tàu vừa cập bên một cảnh tượng hãi hùng mà tôi chưa từng thấy trong đời , nếu ngày xưa Đức Quốc Xã có tàn sát người Do Thái thì cũng chỉ đến thế này là cùng, xác người nàm chết chồng chất lên nhau trải đầy mặt sà lan  2, 3 lớp xác người, những người còn sống thì điên dại cởi hết quần áo đi rong ngoài đường (tôi có chụp được hình thảm cảnh này nhưng kỳ di tản đợt 2 lại không kịp mang đi) xác người được khiêng xuống để đầy cầu Tàu, dân chúng chứng kến cảnh này đồn nhau hoảng hốt làm cả thành phố Nha Trang hoảng loạn .
Trong khi chờ đợi chính quyền địa phương khiêng xác người xuống , tôi và anh em trong Đoàn đi nhờ xe vào BCH tiểu khu Khanh Hòa nơi đây tôi gặp lại toán anh em DCT/75 di tản tử Pleiku vể do Th/T Kinh (bạn cùng khóa) CHP/ĐCT/75.
Nhận thấy tình hình cũng tương tự như Đà Nẵng mấy hôm trước nên tôi quyết định cùng anh em trong đoàn trở lại sà lan và bàn với Thuyền Trưởng tiếp tục đi suôi Nam ngay đêm hôm đó , đến mờ sáng thì sà lan đến Cam Ranh , nơi đây chúng tôi gặp lại BCH/SCT  ĐCT/11,ĐCT/71 vì hai Đoàn này di tản cùng với BCH/SCT , Tr/T Tuân có chạy ra ôm tôi và nói mừng cho anh trở về được , tôi cũng cám ơn Tr/T Tuân vể nghĩa cử này,
Sau này tôi được biết khi Tr/T Tuân đã ra khơi rồi và báo cho Đ/T Giám Đốc NKT biết là ĐCT/72 chúng tôi bị kẹt lại , Đ/T Giám Đốc có ra lệnh là phải quay trở lại Đà Nẵng để đón ĐCT/72 , cũng may là Tr/T Tuân tiếp tục suôi Nam , nếu trở lại DN thì không biết hậu quả sẽ ra sao cho BCH/SCT,
Sau đó Đoàn chúng tôi sát nhập với BCH/ĐCT và tiếp tục về Vũng Tàu, một điều may mắn cho chúng tôi là mặc dù gặp hoạn nạn nhưng anh em chúng tôi ĐCT/72 vẫn ra đi với đầy đủ quân trang và quân dụng , ngoại trừ những toán đang trong vùng hành quân vì trường hợp bất khả kháng tôi không thể làm gì khác hơn được,
Tôi viết lại đây với một góc cạnh nhỏ của ĐCT/72 đã góp phần vào cuộc chiến, một đội Quân hùng mạnh nhất ĐNA đã tan biến theo sự sắp đặt của thế lực cường quốc, khi cuộc chiến tán thì cả một thế hệ tàn theo, thoát ra ngoài được thì “lao động tự nguyện, từ khi qua Mỹ tới ngày hôm nay tôi vẫn chuyên nghiệp lao động “không thoát ra được thì bị tù đày lao động cưỡng bách “
Nhân dịp nay tôi cũng mong những anh em đã cùng tôi trên bước đường hoạn nạn này có bổ túc thêm chi tiết gì tôi xin đón nhận,
Tôi cũng vừa đọc bài báo “vì sao tôi bỏ Quân Đoàn I ” của tờ Thời Báo mới phát hành trong đó Tr/T Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Vùng I có viết đoạn như sau (… tiện đây tôi cũng xin nói về trường hợp ra đi của Tướng Thoại Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải và Tướng Khanh Tư Lệnh Không Quân Vùng I” là vì Tư Lệnh trong tay có đến hàng ngàn lính , hàng trăm Chiến Hạm lớn nhỏ, nhưng tôi nghiệm thấy sau khi hỗn loạn, Tướng Thoại đã bị bỏ quên không ai cho đi khỏi BTL ở Tiên Sha và ông đã phải đi bộ qua dãy núi phía sau bờ biển  may nhờ có một chiếc tàu Hải Quân mà anh em trên tàu còn giữ kỷ luật, thấy Phó Đê Đốc Thoại họ đã ghé lại cho Tướng Thoại đi chứ nếu không thì cũng chẳng biết sau này sẽ ra sao….)
Cấp Tướng còn chịu số phận như vậy thì đối với cấp Tá như tôi hoặc cấp nhỏ hơn tôi thì chỉ là chuyện bình thường của nghịch cảnh dành cho kẻ chiến bại, vài háng tâm sự để ghi lại biến cố đau thương của tập thề QLVNCH nói chúng và của ĐCT/72 nói riêng,
Tôi cón nhớ sau khi về đến kho 18 bên Khánh Hội thời gian chưa được 1 tháng ĐCT/72 trước khi tan hàng của cả một tập thể QLVNCH tôi có tập họp anh em trong Đoàn và trước hàng quân tôi nói với anh em rằng”kể từ giờ phút này ĐCT/72 được lệnh tan hàng ,anh em nào còn muốn theo tôi thì mình tập trung lại cùng nhau tìm kiếm phương tiện ra đi (thực ra thì cũng chẳng biết đi về đâu )
Tr/S Hồng đã đến ôm tôi , từ giã xin trở về gia đình nước mắt rưng rưng tôi cũng chúc anh ta may mắn,

Bạch Hổ /ĐCT/72

Đại Tá Đoàn Văn Nu Giám Đốc Nha Kỹ Thuật


General Macarthur Speech “Old soldiers never die they just fade away”

 
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, khối phát xít bị tiêu diệt. 2 khối còn lại Đồng Minh Tư Bản và Đồng Minh Xã Hội Chủ Nghĩa vừa kình địch, vừa hoà hoãn nhau phân chia lại thế giới.
Ở một số quốc gia, 2 khối không thể thống nhất với nhau toàn bộ lãnh thổ sẽ thuộc về phe Tư Bản hay Xã Hội Chủ Nghĩa. Nên cả 2 thống nhất sẽ chia đôi đất nước để giải giáp quân Nhật, sau đó rút đi để quốc gia đó tự do tuyển cử theo chế độ nhân dân nước đó muốn (ví dụ điển hình là Đại Hàn và Việt Nam).
Tuy nhiên, trong thời gian chiếm đóng các quốc gia này, các phe cố gắng nhanh chóng xây dựng/ủng hộ lực lượng chính trị địa phương thân với phe của mình, với hy vọng lực lượng chính trị đó sẽ thắng trong cuộc tổng tuyển cử.
Vì vậy, khi các cường quốc “rút đi”, sẽ để lại 2 lực lượng chính trị địa phương thù địch nhau quá gay gắt, nên tổng tuyển cử chỉ diễn ra 1 cách hình thức và nội chiến nổ ra. Đó là trường hợp của Đại Hàn (và cả Việt Nam).
1950, một cuộc chiến khốc liệt diễn ra giữa Nam Bắc Hàn với sự hậu thuẫn ngầm và công khai của 2 khối làm thiệt hại 2.5 triệu dân và khoảng 1 triệu binh sĩ (Wikipedia – con số này có thể thay đổi tuỳ theo nguồn). Thủ đô Seoul thành 1 đống gạch vụn với 4 lần đổi chủ chỉ trong 1 năm.
Tháng 3 năm 1951, chiến sự 1 lần nữa xoay chuyển theo chiều hướng có lợi cho khối Tư Bản (do quân Trung Cộng bắt đầu hụt hơi do khó khăn trong tiếp vận), tổng thống Truman báo cho tư lệnh MacArthur, đang phụ trách khu vực này, về việc đề xướng các cuộc hội thảo ngưng bắn, vì lo ngại chiến tranh leo thang sẽ dẫn Liên Xô công khai tham chiến và mở rộng quy mô chiến tranh.
Tướng MacArthur không đồng ý, tự mình ra tối hậu thư cho quân Trung Cộng, yêu cầu được quyền quyết định chuyện ném bom nguyên tử (quyền này đang trong tay tổng thống), kêu gọi sự ủng hộ chiến tranh trên các phương tiện truyền thông và trước quốc hội.
Tháng 4 năm 1951, MacArthur bị cách chức chủ yếu với lý do quân sự (trước đó vào tháng 11 quân Đồng Minh đã thiệt hại rất nặng do Trung Cộng tấn công bất ngờ), nhưng nhiều người tin rằng là do ông chống lại đường lối của tổng thống.

Đây là bài diễn văn chia tay của MacArthur, bài văn này thể hiện sự cố gắng cuối cùng của ông trong việc thuyết phục quốc hội Mỹ tiến hành chiến tranh đến cùng (chứ không chỉ tái chiếm lại biên giới Nam Hàn và đàm phán), nó thể hiện ý chí quyết chiến đến cùng của ông.
Trong bài này đưa ra rất nhiều giả định và lý luận (chủ yếu là về tư tưởng bành trướng lãnh thổ của phe XHCN), mà ngày nay chúng ta cũng không biết là đúng hay sai (vì tình hình kinh tế nhiều thay đổi, làm ảnh hưởng đến chính trị và quân sự). Nhưng vào thời điểm đó, có rất nhiều người Mỹ tin vào các lý luận này, và quyết định giải chức tướng Arthur vấp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Hoa Kỳ
Về tướng MarArthur (Wikipedia)
Thống tướng Douglas MacArthur (26 tháng 1 năm 1880 – 5 tháng 4 năm 1964) là một vị tướng của Hoa Kỳ và là Thống tướng Quân đội Philippines (Field Marshal of the Philippines Army). Ông là Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ trong suốt thập niên 1930 và sau đó đã đóng một vai trò quan trọng trên mặt trận Thái Bình Dương trong Chiến tranh thế giới thứ hai. MacArthur đã nhận được Huân chương Danh dự. Ông được bổ nhiệm chỉ huy cuộc xâm chiếm Nhật Bản mà đã được hoạch định tiến hành vào tháng 11 năm 1945. Nhưng khi thấy không còn cần thiết nữa, MacArthur chính thức chấp nhận sự đầu hàng của Nhật ngày 2 tháng 9 năm 1945.
MacArthur giám sát cuộc chiếm đóng Nhật Bản từ 1945 đến 1951 và được công nhận vì những đóng góp cho những thay đổi dân chủ sâu rộng của đất nước này. Ông chỉ huy Tổng lực lượng quân sự do Liên hiệp quốc lãnh đạo để bảo vệ Nam Triều Tiên trước sự tấn công của Bắc Triều Tiên từ 1950–1951. MacArthur bị Tổng thống Harry Truman cắt chức tư lệnh tháng 4 năm 1951 vì không nghe lời thượng cấp liên quan đến việc ông không tuân theo các chỉ thị của tổng thống.
Ông được biết đến với câu nói quân sự nổi tiếng: “In war, there is no substitute for victory” (Trong chiến tranh, không có gì thay thế được chiến thắng). MacArthur đã chiến đấu trong 3 cuộc chiến lớn (Đệ nhất Thế chiến, Đệ nhị Thế chiến và Chiến tranh Triều Tiên) và là một trong 5 người được phong Thống tướng (General of the Army).

Tướng Douglas MacArthur biện hộ
Cách lãnh đạo chiến tranh của ông trong cuộc chiến Triều Tiên
19 tháng 4, 1951

Thưa Tổng thống, Chủ tịch Hạ viện và các Nghị Sĩ đại diện trong Quốc hội:
Tôi đứng trên bục đài này với một cảm giác vô cùng khiêm nhường và với niềm tự hào to lớn – khiêm nhường dưới bóng những kiến trúc sư vĩ đại trong lịch sử của chúng ta đã đứng đây trước tôi, tự hào trong suy niệm rằng đây là tòa nhà thảo luận lập pháp đại diện cho quyền tự do của loài người trong hình thức tinh khiết nhất đã từng được sáng tạo.
Đây là nơi hy vọng và ước vọng và đức tin của toàn bộ loài người quy tụ.
Tôi không đứng đây như là người biện hộ cho mục đích đảng phái nào, bởi vì các vấn đề [của chúng ta] rất cơ bản và hoàn toàn vượt ra ngoài lĩnh vực cân nhắc đảng phái. Chúng phải được giải quyết với mức độ tối cao của lợi ích quốc gia nếu ta muốn chứng minh rằng chúng ta đang đi đúng hướng, đồng thời bảo vệ tương lai của chúng ta.
Do đó, tôi tin tưởng, rằng các bạn sẽ công bình chấp nhận lời tôi nói là chỉ thể hiện quan điểm của một Công dân Hoa Kỳ .
Tôi nói với các bạn, không hận thù cũng như không cay đắng vào lúc hoàng hôn xế bóng của cuộc đời, với một mục đích trong tâm: để phục vụ đất nước tôi.
Các vấn đề [của chúng ta] là toàn cầu, và liên kết rất chặt chẽ với nhau, nên quan tâm đến vấn đề của một lãnh vực mà không hề biết đến vấn đề của các lãnh vực khác là mời mọc thảm họa cho toàn bộ. Trong khi châu Á thường được cho là cửa ngõ vào châu Âu, sự thật không kém thật một chút nào là châu Âu cũng là cửa ngõ đến châu Á, và ảnh hưởng rộng lớn của nơi này không thể không có tác động đến nơi kia.
Có những người cho rằng chúng ta không có đủ sức mạnh để bảo vệ cả hai mặt trận, rằng chúng ta không thể phân chia nỗ lực của chúng ta. Tôi không thể nghĩ có biểu hiện nào của bại chiến luận to tát hơn thế.
Nếu một kẻ thù nào đó có thể phân chia sức mạnh của hắn trên hai mặt trận, chúng ta phải chống lại những nỗ lực. Mối đe dọa Cộng sản là mối đe dọa toàn cầu. Sự bành trướng thành công của Cộng sản trong một lĩnh vực đe dọa sự hủy hoại của tất cả các lĩnh vực khác. Bạn không thể nhân nhượng hay nói cách khác là đầu hàng Cộng sản ở châu Á mà không đồng thời làm suy yếu những nỗ lực của chúng ta để ngăn chặn sự bành trướng của Cộng sản ở châu Âu.
Ngoài việc chỉ ra những lẽ thật phổ thông này tôi sẽ giới hạn thảo luận của tôi đến các khu vực chung của châu Á …
Trong khi tôi không được tham khảo ý kiến trước về quyết định của Tổng thống can thiệp để ủng hộ Cộng hòa Hàn quốc, quyết định đó, từ quan điểm quân sự, được chứng minh là đúng đắn. Như tôi nói, quyết định đó đã được chứng minh là đúng đắn, khi chúng ta đẩy lui kẻ xâm lược và làm tiêu hao quân đội của hắn. Chiến thắng của chúng ta đã hoàn tất, và mục tiêu của chúng ta nằm trong tầm tay, khi Trung Quốc Đỏ can thiệp với lực lượng bộ binh hùng hậu đông đảo hơn chúng ta.
Điều này tạo ra một cuộc chiến mới và một tình hình hoàn toàn mới, một tình huống chúng ta không dự tính khi các lực lượng của chúng ta được đưa vào chống lại quân xâm lược Bắc Triều Tiên; tình hình kêu gọi các quyết định mới trong lĩnh vực ngoại giao để cho phép các điều chỉnh thực tế về chiến lược quân sự. Những quyết định như vậy vẫn chưa có.
Trong khi không có ai tỉnh táo lại ủng hộ việc gửi các lực lượng bộ binh của chúng ta vào lục địa Trung Quốc, và không ai từng nghĩ đến việc đưa quân như vậy, tình hình mới đã cấp bách đòi hỏi một sửa đổi lớn trong kế hoạch chiến lược nếu mục đích chính trị của chúng ta là để đánh bại kẻ thù mới này như chúng ta đã đánh bại kẻ thù cũ.
Ngoài các nhu cầu quân sự, như tôi đã nhìn thấy, để vô hiệu hóa vùng bảo dưỡng của kẻ thù ở phía bắc sông Áp Lục, tôi thấy rằng nhu cầu quân sự trong cuộc chiến đòi hỏi –
(1) Tăng cường phong tỏa kinh tế Trung Cộng.
(2) Áp dụng phong tỏa hải quân tại bờ biển Trung Cộng.
(3) Loại bỏ các hạn chế về máy bay trinh sát vùng duyên hải Trung Cộng và Mãn Châu.
(4) Loại bỏ các hạn chế đối với các lực lượng của nước Cộng Hòa Trung Hoa ở Đài Loan, với hỗ trợ hậu cần để đóng góp vào những hoạt động hiệu quả chống lại Trung Hoa đại lục.
Vì có những quan điểm, những quan điểm đã được hoạch định chuyên nghiệp để hỗ trợ các lực lượng mà chúng ta đã đưa vào Đại Hàn và chấm dứt chiến tranh với ít trì hoãn nhất và bảo vệ vô số mạng sống của Mỹ và đồng minh, tôi đã bị chỉ trích kịch liệt bởi các nhóm dân sự, chủ yếu là ở nước ngoài, bất kể sự hiểu biết của tôi là, theo quan điểm quân sự, những quan điểm trên [của tôi] đã được hoàn toàn chia sẻ trong quá khứ bởi hầu hết tất cả các nhà lãnh đạo quân sự quan tâm tới chiến trường Đại Hàn, bao gồm ngay cả Bộ trưởng Tham mưu của chúng ta.
Tôi đã kêu gọi quân tiếp viện, nhưng được thông báo rằng không có quân tiếp viện không. Tôi đã nói rõ là nếu không được phép để tiêu diệt các căn cứ dồn quân của kẻ thù ở phía bắc của sông Áp Lục, nếu không được phép sử dụng các lực lượng Trung Cộng thân thiện gồm khoảng 600.000 người trên đảo Đài Loan, nếu không được phép phong tỏa bờ biển Trung Cộng để ngăn chặn Tàu Cộng nhận viện trợ bên ngoài, và nếu không có hy vọng có nhiều quân tiếp viện, trên quan điểm quân sự, vị trí lãnh đạo như vậy ngăn cấm sự chiến thắng.
Chúng ta có thể cầm quân ở Đại Hàn bằng cách vận hành liên tục và ở tại khu vực mà lợi thế tiếp liệu của ta thì bằng bất lợi thế tiếp liệu của kẻ thù, nhưng cùng lắm là chúng ta chỉ có thể hy vọng cho một chiến dịch thiếu quyết đoán với sự hao mòn khủng khiếp và thường trực áp đặt lên lực lượng của chúng ta nếu kẻ thù sử dụng tất cả khả năng quân sự của hắn.
Tôi đã liên tục kêu gọi cho các quyết định chính trị mới cần thiết cho một giải pháp.
Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để làm bóp méo quan điểm của tôi. Đến mức có người đã nói tôi là một kẻ mê chiến tranh. Không gì có thể khác xa sự thật hơn vậy.
Tôi biết chiến tranh như chỉ môt ít người hiện còn sống biết chiến tranh, và đối với tôi không có gì đáng ghê tởm hơn chiến tranh. Từ lâu tôi đã hoàn toàn ủng hộ việc bãi bỏ chiến tranh, vì chiến tranh hủy diệt cả hai, bạn và thù, khiến chiến tranh trở thành vô dụng như một phương tiện để dàn xếp những tranh chấp quốc tế.
Thật vậy, vào ngày 2 tháng Chín, năm 1945, ngay sau khi quốc gia Nhật Bản đầu hàng ở trên chiến hạm Missouri, tôi đã chính thức cảnh báo như sau:
“Loài người kể từ thời khởi thủy đã tìm kiếm hòa bình. Nhiều phương pháp khác nhau qua nhiều thời đại đã được thử để đưa ra một quá trình quốc tế để ngăn chặn hoặc giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Ngay từ khi bắt đầu cho đến nay, những phương pháp khả thi đã được tìm thấy là dành cho cá nhân các công dân, nhưng cơ chế của một công cụ hữu hiệu lớn hơn trên phạm vi quốc tế chưa bao giờ thành công.”
“Liên minh quân sự, cân bằng quyền lực, các liên đoàn quốc gia, tất cả đều lần lượt thất bại, để lại con đường duy nhất là con đường thử thách của chiến tranh. Giờ đây, sự hủy diệt hoàn toàn của chiến tranh ngăn chặn sự lựa chọn này. Chúng ta đã có cơ hội cuối cùng. Nếu chúng ta không lập ra một hệ thống lớn hơn và công bằng hơn, Trận Chiến Hủy Diệt Cuối Cùng sẽ có mặt ngay ngưỡng cửa của chúng ta. Vấn đề cơ bản là thần học và liên quan đến sự hoạt động tâm linh, một sự cải tiến nhân tính đi đồng bộ với sự tiến bộ gần như không thể bì kịp trong khoa học, nghệ thuật, văn học, và tất cả các phát triển vật chất và văn hóa của 2000 năm qua. Phải là phần hồn, nếu chúng ta muốn cứu rỗi phần xác.”
Nhưng một khi chiến tranh đã bị áp đặt lên chúng ta, không có sự chọn lựa nào hơn là áp dụng mọi phương tiện sẵn có để chấm dứt chiến tranh nhanh chóng. Đối tượng chính của chiến tranh là chiến thắng, không phải là sự kéo dài do dự.
Trong chiến tranh không có gì để thay thế chiến thắng.
Có một số người vì những lý do khác nhau sẽ làm hài lòng Trung Cộng. Họ mù lòa trong bài học rõ ràng của lịch sử, lịch sử dạy với sự nhấn mạnh không thể nhầm lẫn rằng nhượng bộ chỉ lại sinh ra chiến tranh mới và đổ máu nhiều hơn. Không có trường hợp nào trong lịch sử mà mục đích này biện minh cho phương tiện đó, mà nhượng bộ đã dẫn đến cái gì hơn là một hòa bình giả tạo.
Giống như tống tiền, nó đặt cơ sở cho đòi hỏi mới và liên tục gia tăng cho đến khi, như trong tống tiền, bạo lực trở thành một lựa chọn duy nhất. Tại sao, những người lính của tôi đã hỏi, hiến dâng những lợi thế quân sự cho kẻ thù trên chiến trường? Tôi không thể trả lời.
Vài người có thể nói để tránh sự lây lan xung đột vào một cuộc chiến toàn diện với Trung Cộng. Những người khác, để tránh sự can thiệp của Liên Xô. Cả hai giải thích đều dường như không hợp lý, vì Trung Cộng đã ứng chiến vào với lực lượng tối đa nhất mà Trung Cộng có thể sử dụng, và Liên Xô sẽ không nhất thiết phải xía vào đường đi của chúng ta. Giống như rắn hổ mang, một kẻ thù mới nào cũng thích tấn công nơi nào nó có thuận lợi hơn về quân sự hay về tiềm lực nào đó trên bình diện quốc tế.
Thảm kịch của Đại Hàn tiếp tục gia tăng bởi thực tế rằng hoạt động quân sự của Đại Hàn bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Đại Hàn . Điều đó đã kết án Đại Hàn , mà chúng ta muốn cứu, kết án Đại Hàn phải chịu đựng toàn bộ những tác động tàn phá của bom đạn của hải quân và không quân, trong khi các khu vùng bão dưỡng của đối phương hoàn toàn được bảo vệ để khỏi bị tấn công và tàn phá như vậy.
Trong số các quốc gia trên thế giới cho đến nay, chỉ Đại Hàn là nước duy nhất liều lĩnh tất cả để chống lại chủ nghĩa cộng sản. Sự vĩ đại của lòng can đảm và ý chí dũng cảm của người dân Đại Hàn thật là không thể diễn tả được. Họ đã chọn liều mạng sống chứ không chọn chế độ nô lệ. Lời cuối cùng của họ với tôi: “Xin đừng vội vã rời bỏ Thái Bình Dương.”
Tôi mới rời những người con chiến đấu của các bạn tại Đại Hàn . Họ đã vượt qua tất cả những thử thách, và tôi có thể báo cho bạn biết mà không cần do dự rằng họ rất tuyệt vời trên mọi phương diện.
Đây là nỗ lực liên tục của tôi để bảo vệ những người lính này và kết thúc cuộc xung đột dã man này một cách vinh dự trong thời gian ngắn nhất và với sự hy sinh mạng sống ít nhất. Sự đổ máu càng ngày càng gia tăng làm cho tôi vô cùng đau khổ và lo lắng. Những người hào hiệp này sẽ vẫn thường ở trong ý nghĩ của tôi và luôn luôn trong lời cầu nguyện của tôi.
Tôi đang khép lại 52 năm phục vụ trong quân đội. Khi tôi gia nhập quân đội, ngay cả trước khi bước sang thế kỷ này, là để thực hiện tất cả những hy vọng và ước mơ nam nhi của tôi.
Thế giới đã biến chuyển nhiều lần từ khi tôi tuyên thệ nhậm chức trên đồng bằng West Point, và những hy vọng và ước mơ từ lâu đã biến mất, nhưng tôi vẫn nhớ điệp khúc của một trong những bản ballad trong trại binh phổ biến nhất của ngày đó với lời tuyên bố rất hào hùng rằng những người lính già không bao giờ chết, họ chỉ dần dần tan biến.
Và cũng giống như người lính già của bản ballad đó, giờ đây tôi khép lại cuộc đời binh nghiệp của tôi và chỉ dần dần tan biến. Một người lính già đã cố gắng làm nhiệm vụ của mình như Chúa đã ban cho người ấy ánh sáng để thấy nhiệm vụ đó. 
Xin tạm biệt.


Mr. President, Mr. Speaker and distinguished members of the Congress:
I stand on this rostrum with a sense of deep humility and great pride – humility in the wake of those great architects of our history who have stood here before me, pride in the reflection that this home of legislative debate represents human liberty in the purest form yet devised.
Here are centered the hopes and aspirations and faith of the entire human race.
I do not stand here as advocate for any partisan cause, for the issues are fundamental and reach quite beyond the realm of partisan considerations. They must be resolved on the highest plane of national interest if our course is to prove sound and our future protected.
I trust, therefore, that you will do me the justice of receiving that which I have to say as solely expressing the considered viewpoint of a fellow American.
I address you with neither rancor nor bitterness in the fading twilight of life, with but one purpose in mind: to serve my country.
The issues are global, and so interlocked that to consider the problems of one sector oblivious to those of another is to court disaster for the whole. While Asia is commonly referred to as the gateway to Europe, it is no less true that Europe is the gateway to Asia, and the broad influence of the one cannot fail to have its impact upon the other.
There are those who claim our strength is inadequate to protect on both fronts, that we cannot divide our effort. I can think of no greater expression of defeatism.
If a potential enemy can divide his strength on two fronts, it is for us to counter his efforts. The Communist threat is a global one. Its successful advance in one sector threatens the destruction of every other sector. You cannot appease or otherwise surrender to communism in Asia without simultaneously undermining our efforts to halt its advance in Europe.
Beyond pointing out these general truisms, I shall confine my discussion to the general areas of Asia…
While I was not consulted prior to the President’s decision to intervene in support of the Republic of Korea, that decision, from a military standpoint, proved a sound one.
As I say, it proved a sound one, as we hurled back the invader and decimated his forces. Our victory was complete, and our objectives within reach, when Red China intervened with numerically superior ground forces.
This created a new war and an entirely new situation, a situation not contemplated when our forces were committed against the North Korean invaders; a situation which called for new decisions in the diplomatic sphere to permit the realistic adjustment of military strategy. Such decisions have not been forthcoming.
While no man in his right mind would advocate sending our ground forces into continental China, and such was never given a thought, the new situation did urgently demand a drastic revision of strategic planning if our political aim was to defeat this new enemy as we had defeated the old.
Apart from the military need, as I saw it, to neutralize the sanctuary protection given the enemy north of the Yalu, I felt that military necessity in the conduct of the war made necessary –
(1) The intensification of our economic blockade against China.
(2) The imposition of a naval blockade against the China coast.
(3) Removal of restrictions on air reconnaissance of China’s coastal area and of Manchuria.
(4) Removal of restrictions on the forces of the republic of China on Formosa, with logistical support to contribute to their effective operations against the Chinese mainland.
For entertaining these views, all professionally designed to support our forces committed to Korea and to bring hostilities to an end with the least possible delay and at a saving of countless American and Allied lives, I have been severely criticized in lay circles, principally abroad, despite my understanding that from a military standpoint the above views have been fully shared in the past by practically every military leader concerned with the Korean campaign, including our own Joint Chiefs of Staff.
I called for reinforcements, but was informed that reinforcements were not available.
I made clear that if not permitted to destroy the enemy built-up bases north of the Yalu, if not permitted to utilize the friendly Chinese force of some six hundred thousand men on Formosa, if not permitted to blockade the China coast to prevent the Chinese Reds from getting succor from without, and if there were to be no hope of major reinforcements, the position of the command from the military standpoint forbade victory.
We could hold in Korea by constant maneuver and at an approximate area where our supply-line advantages were in balance with the supply-line disadvantages of the enemy, but we could hope at best for only an indecisive campaign with its terrible and constant attrition upon our forces if the enemy utilized his full military potential.
I have constantly called for the new political decisions essential to a solution.
Efforts have been made to distort my position. It has been said in effect that I was a warmonger. Nothing could be further from the truth.

I know war as few other men now living know it, and nothing to me is more revolting.
I have long advocated its complete abolition, as its very destructiveness on both friend and foe has rendered it useless as a means of settling international disputes.
Indeed, on the second day of September, 1945, just following the surrender of the Japanese nation on the battleship Missouri, I formally cautioned as follows: “Men since the beginning of time have sought peace. Various methods through the ages have been attempted to devise an international process to prevent or settle disputes between nations. From the very start workable methods were found in so far as individual citizens were concerned, but the mechanics of an instrumentality of larger international scope have never been successful.

“Military alliances, balances of power, leagues of nations, all in turn failed, leaving the only path to be by way of the crucible of war. The utter destructiveness of war now blocks out this alternative. We have had our last chance. If we will not devise some greater and more equitable system, our Armageddon will be at our door. The problem basically is theological and involves a spiritual recrudescence, an improvement of human character that will synchronize with our almost matchless advances in science, art, literature, and all material and cultural developments of the past two thousand years. It must be of the spirit if we are to save the flesh.” But once war is forced upon us, there is no other alternative than to apply every available means to bring it to a swift end. War’s very object is victory, not prolonged indecision.
In war there is no substitute for victory.
There are some who for varying reasons would appease Red China. They are blind to history’s clear lesson, for history teaches with unmistakable emphasis that appeasement but begets new and bloodier war. It points to no single instance where this end has justified that means, where appeasement had led to more than a sham peace.
Like blackmail, it lays the basis for new and successively greater demands until, as in blackmail, violence becomes the only alternative. Why, my soldiers asked of me, surrender military advantages to an enemy in the field? I could not answer.
Some may say to avoid spread of the conflict into an all-out war with China. Others, to avoid Soviet intervention. Neither explanation seems valid, for China is already engaging with the maximum power it can commit, and the Soviet will not necessarily mesh its actions with our moves. Like a cobra, any new enemy will more likely strike whenever it feels that the relativity in military or other potential is in its favor on a worldwide basis.
The tragedy of Korea is further heightened by the fact that its military action is confined to its territorial limits. It condemns that nation, which it is our purpose to save, to suffer the devastating impact of full naval and air bombardment while the enemy’s sanctuaries are fully protected from such attack and devastation.
Of the nations of the world, Korea alone, up to now, is the sole one which has risked its all against communism. The magnificence of the courage and fortitude of the Korean people defies description. They have chosen to risk death rather than slavery. Their last words to me were: “Don’t scuttle the Pacific.”
I have just left your fighting sons in Korea. They have met all tests there, and I can report to you without reservation that they are splendid in every way.
It was my constant effort to preserve them and end this savage conflict honorably and with the least loss of time and a minimum sacrifice of life. Its growing bloodshed has caused me the deepest anguish and anxiety. Those gallant men will remain often in my thoughts and in my prayers always.
I am closing my fifty-two years of military service. When I joined the army, even before the turn of the century, it was the fulfillment of all my boyish hopes and dreams.
The world has turned over many times since I took the oath on the plain at West Point, and the hopes and dreams have long since vanished, but I still remember the refrain of one of the most popular barracks ballads of that day which proclaimed most proudly that old soldiers never die; they just fade away.
And like the old soldier of that ballad, I now close my military career and just fade away, an old soldier who tried to do his duty as God gave him the light to see that duty. Good-by.